Theo báo cáo từ HonestAGI, mô hình của Huawei có dấu hiệu được “xây dựng lại” từ Qwen — thay vì được huấn luyện từ đầu — và có dấu hiệu vi phạm bản quyền, tự tạo báo cáo và quảng bá sai thông tin liên quan đến đầu tư và đào tạo mô hình.
Tuy nhiên, đại diện phòng thí nghiệm AI của Huawei (Noah Ark Lab) đã phát đi thông cáo báo chí ngay sau đó và khẳng định Pangu Pro Moe không được huấn luyện dựa trên mô hình của hãng khác, mà được phát triển độc lập với những đột phá trong thiết kế kiến trúc và tính năng kỹ thuật. Đây là mô hình lớn đầu tiên của Huawei hoàn toàn chạy trên chip Ascend của họ. Đội ngũ phát triển của Huawei cũng tuân thủ đầy đủ các giấy phép mã nguồn mở khi sử dụng bất kỳ phần mềm bên thứ ba nào, dù không tiết lộ cụ thể các mô hình đã tham khảo.

Các chuyên gia đánh giá rằng tình trạng cạnh tranh giữa các ông lớn công nghệ Trung Quốc đang ngày càng gay gắt — nổi bật là sau khi startup DeepSeek tung mô hình R1 mã nguồn mở vào tháng 1, gây “chấn động” Thung lũng Silicon về chi phí thấp.
Trước đó, Alibaba từng giới thiệu Qwen vào tháng 5/2024 — định hướng người dùng với chatbot, trong khi Huawei nhắm vào khách hàng doanh nghiệp như chính phủ, tài chính và sản xuất .
Trong khi Huawei bước vào đấu trường mô hình ngôn ngữ lớn từ sớm với bản phát hành Pangu đầu tiên vào năm 2021, thì kể từ đó, công ty này bị coi là tụt hậu so với các đối thủ. Công ty đã mở mã nguồn các mô hình Pangu Pro Moe của mình trên nền tảng dành cho nhà phát triển Trung Quốc GitCode vào cuối tháng 6, nhằm thúc đẩy việc áp dụng công nghệ AI của mình bằng cách cung cấp quyền truy cập miễn phí cho các nhà phát triển.
Trong khi Qwen hướng đến người tiêu dùng nhiều hơn và có các dịch vụ chatbot như ChatGPT, thì các mô hình Pangu của Huawei có xu hướng được sử dụng nhiều hơn trong chính phủ cũng như các lĩnh vực tài chính và sản xuất.
Anh Nguyễn
Theo: Người Đưa Tin